Nguyên nhân trẻ bị răng sâu và cách điều trị hiệu quả

Điều trị răng sữa sâu ở trẻ

Sâu răng rất phổ biến ở nhiều đối tượng đặc biệt là trẻ em. Mặc dù răng sữa rồi sẽ được thay bằng răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, tình trạng sâu răng sữa nếu không có biện pháp khắc phục hiệu quả có thể gây nhiều tác động xấu đến mầm răng vĩnh viễn bên dưới, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hàm răng của trẻ sau này. Do đó, phụ huynh nên nắm rõ được các nguyên nhân trẻ bị sâu răng. Từ đó có cách điều trị hiệu quả để đảm bảo chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ một cách tốt nhất. Và đặc biệt là tránh biến chứng phát sinh sau này. Hãy cùng NHA KHOA QUỐC TẾ BERLIN tham khảo ngay bài viết bên dưới nhé! 

Sâu răng ở trẻ em và các trường hợp hay mắc bệnh 

Nguyen nhan tre bi sau rang

Sâu răng trẻ em là một bệnh lý nha khoa thường gặp ở đối tượng là trẻ nhỏ. Và trong đó phổ biến nhất là tình trạng trẻ bị sâu răng sữa. Nhiều người thường chủ quan rằng, bé sẽ thay răng sữa nên không quá lo ngại. Trên thực tế sâu răng có thể tác động vào mô mềm, tủy răng bên trong, gây tổn thương những tế bào ảnh hưởng đến cả việc mọc răng mới sau này của bé.

4 Trường hợp các bé sâu răng hay mắc phải: 

Sâu răng sữa: Trong nhiều năm qua, tỷ lệ trẻ nhỏ bị sâu răng sữa luôn nằm ở mức cao. Phần lớn nguyên nhân là do răng sữa của bé có men răng và ngà răng mỏng. Do đó dễ bị tấn công bởi vi khuẩn gây bệnh từ việc ăn uống hằng ngày.

Sâu răng hàm: Đó là tình trạng răng hàm bên trong của bé bị sâu. Tình trạng này khó phát hiện hơn do răng hàm nằm sâu ở bên trong. Và bố mẹ lại không thường xuyên quan sát. Lưu ý răng hàm số 6 thường là chiếc răng được thay sớm nhất. Đến lúc khi răng vĩnh viễn được thay gặp tình trạng sâu răng sẽ để lại nhiều hệ luỵ về răng miệng sau này cho bé.

Sâu răng sưng lợi: Đây là tình trạng sâu răng kèm theo biểu hiện những mô mềm quanh chân răng hay còn gọi là lợi bị sưng viêm. Khi quan sát bố mẹ sẽ thấy phần lợi bị tấy đỏ, nướu dễ chảy máu và nhạy cảm hơn. Hơi thở của bé có mùi hôi, nhiều trẻ nhỏ còn bị sốt cao và mệt mỏi.

Sâu răng ăn vào tủy: Đây là tình trạng bệnh nặng nhất cần được điều trị chuyên khoa bằng các biện pháp chuyên nghiệp. Khi vi khuẩn ăn sâu vào tủy sẽ gây biến chứng rất nặng nề. Trẻ nhỏ có nguy cơ phải đối diện với tình trạng răng bị lung lay hoặc nặng nhất chính là mất răng.

Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ

– Sau khi ăn, vi khuẩn trong thức ăn còn sót lại trên răng, kết dính với nước bọt tạo thành mảng bám, và phủ lên răng. Khi bé ăn, đặc biệt là những thức ăn từ tinh bột và đường. Lúc này chúng sẽ kết hợp với mảng bám để tạo ra acid. Từ đó làm ăn mòn các chất vô cơ của men răng và ngà răng, gây ra sâu răng.
– Nguyên nhân khiến sâu răng cao nhất chính là do thói quen ăn uống quá nhiều đường như bánh, kẹo, hoa quả ngọt…
– Ngoài ra, khi răng mới chớm sâu nhưng chủ quan không điều trị sớm. Đây là nguyên nhân chính khiến tình trạng sâu răng trở nên nghiêm trọng hơn.

Một số yếu tố nguy cơ làm tăng trẻ bị răng sâu 

Men răng: Men răng thiểu sản hay men răng kém khoáng hóa dễ bị huỷ khoáng hơn. Đặc biệt ảnh hưởng đến tiến triển của tổn thương sâu răng.

Hình thể răng: Các răng có hố rãnh sâu có nguy cơ sâu răng cao do sự tập trung của mảng bám răng. Do đó khó làm sạch mảng bám răng. Có một tỷ lệ cao các trường hợp sâu răng được bắt đầu từ hố rãnh tự nhiên của các răng. Ngoài ra, một số bất thường về hình dạng răng như răng sinh đôi, răng dính, núm phụ… cũng làm tăng nguy cơ gây sâu răng.

Vị trí răng: Răng lệch lạc, chen chúc làm tăng khả năng lưu giữ mảng bám vì thế dễ bị sâu răng hơn.

Nước bọt: Dòng chảy và tốc độ chảy của nước bọt là yếu tố làm sạch tự nhiên để loại bỏ các mảnh vụn thức ăn còn sót lại. Tạo một lớp màng mỏng trên bề mặt của răng từ nước bọt có vai trò như một hàng rào bảo vệ men răng khỏi pH nguy cơ.

Ngoài ra, nước bọt còn có vai trò đệm làm giảm độ toan của môi trường quanh răng. Và có tác dụng đề kháng với sâu răng. Nước bọt còn là nguồn cung cấp các chất khoáng, hỗ trợ quá trình tái khoáng để có thể phục hồi các tổn thương sâu răng sớm.

Chế độ ăn nhiều đường: Thói quen ăn uống trước khi đi ngủ hay bú bình kéo dài đều làm tăng nguy cơ sâu răng.

Điều trị khi trẻ bị răng sâu 

– Khi răng mới chớm sâu thì cha mẹ nên đưa trẻ đi trám răng sớm để tránh tình trạng lây qua các răng khác. Đồng thời giúp bảo vệ tủy răng của bé, không bị ê buốt khi ăn uống.

– Chữa sâu răng bằng cách bôi gel fluoride hoặc quét lên răng của bé một lớp thuốc để bịt kín chỗ bị sâu. Với trường hợp sâu răng nặng và cần nạo sạch ngà vụn. Lúc này, nha sĩ sẽ khử trùng, sát khuẩn lỗ sâu. Sau đó sẽ trám chỗ bị sâu hoặc nhổ răng, thay tủy răng.

Biện pháp phòng ngừa trẻ bị răng sâu

Cham soc rang rang cho be

Các bố mẹ nên có những biện pháp phòng ngừa sâu răng trẻ em. Cụ thể cần nhớ những điều sau:

– Tập cho bé thói quen đánh răng sáng và tối trước khi đi ngủ. Cho bé dùng nước súc miệng từ muối hoặc các loại thảo dược tự nhiên.
– Sử dụng bàn chải đánh răng phù hợp cho bé. Đặc biệt loại kem đánh răng giàu fluoride để giúp răng được chắc khỏe nhất.
– Giúp bé loại bỏ thức ăn thừa kẹt lại ở kẽ răng bằng chỉ nha khoa trước khi đánh răng.
– Tập cho bé uống nhiều nước để tránh khô miệng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh sâu răng.
– Tăng cường ăn những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Đặc biệt là giàu canxi, vitamin D, Kali,… để răng chắc khỏe.
– Hạn chế những loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe. Ví dụ như đồ ăn vặt, đồ ăn ngọt, thức ăn nhanh, đồ chiên dầu mỡ.
– Đưa bé đi thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ từ 3 – 6 tháng/lần để sớm phát hiện ra bệnh.

Co nen tram rang sua cho be khi bi sau rang khong

Trên đây là một số thông tin hữu ích nhất về bệnh răng sâu răng ở trẻ em. Hy vọng thông qua bài viết sẽ giúp các bố mẹ hiểu hơn về cách xử lý khi gặp trường hợp này. Đừng ngần ngại liên hệ NHA KHOA BERLIN để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất các vấn đề răng miệng.