Trám răng là gì?

Trám răng đang là một trong những phương pháp giúp khôi phục lại chức năng của răng. Đã bị mất cấu trúc của răng do sâu, nứt, mẻ… Khi trám răng thì Nha sĩ sẽ dùng một chất liệu khác phù hợp khác. Dùng để bù đắp vào vị trí răng bị hư tổn. Bên cạnh đó, do không phải thực hiện mài cùi hay chụp răng. Vậy nên sẽ không hề gây ảnh hưởng đến cấu trúc răng của bạn. Để phục hồi cấu trúc răng thì hiện nay có rất nhiều loại vật liệu trám như: Nhựa composite, Vàng, GIC,… Và cũng sẽ phải tùy vào tình trạng răng nha sĩ sẽ tư vấn loại vật liệu phù hợp cho bạn.

Trám răng đang là một trong những phương pháp giúp khôi phục lại chức năng của răng

Các bước thăm khám và chuẩn đoán trước khi thực hiện trám răng

Dấu hiệu đầu tiên khi bị sâu răng đó chính là răng đau và nhạy cảm. Khi thức ăn bị nhét vào các lỗ trống thì sẽ gây khó chịu và hôi miệng. Khi phát hiện ra tình trạng này thì bạn nên lập tức đến nha khoa. Để Nha sĩ có thể thực hiện chẩn đoán và điều trị cho bạn. Vì tình trạng sâu răng nếu như để lâu dài thì có thể sẽ gây ra viêm tủy. Và sẽ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm và nặng hơn.

Những bước đầu tiên để có thể xác định tình trạng của bạn trước khi trám răng:

Bước 1: Nha sĩ sẽ quan sát tổng thể răng miệng, đặt biệt là vị trí răng bị đau để đánh giá tình trạng răng. Ở giai đoạn này Nha sĩ sẽ nhận biết được các vết nứt, mẻ… các vùng bất thường trên bề mặt răng.

Bước 2: Sau khi quan sát tổng quát, nha sĩ sẽ dùng dụng cụ chuyên dụng để gõ vào vị trí răng sâu. Tùy vào tình trạng sâu răng sẽ đem lại cảm giác khác nhau khi gõ, việc gõ này đánh giá tình trạng mức độ sâu răng. Sau đó Nha sĩ sẽ dùng dụng cụ có đầu nhỏ (thám trâm nha khoa) để thăm dò các đường vào lỗ sâu răng.

Bước 3: Chụp phim X Quang là bước tiếp theo sau khi chẩn đoán lâm sàng. Các phim này giúp quan sát kỹ hơn vùng chóp răng nằm trong xương. Từ phim X Quang nha sĩ cũng sẽ đánh giá được độ rộng của sâu răng. Việc chụp X Quang cũng sẽ giúp nha sĩ đưa ra quyết định sẽ trám, chữa tủy hay nhổ răng.

Bước 4: Sau khi khám lâm sàng và chụp X Quang, Nha sĩ sẽ đưa ra được kế hoạch điều trị cho bệnh nhân.

Đối với những trường hợp sâu răng lớn, khó kiểm soát thì bác sĩ sẽ chỉ định trám răng để có thể đảm bảo răng của bạn sẽ được bảo vệ tốt nhất.

Nên trám răng bằng vật liệu nào?

Hiện nay thì phương pháp trám răng được sử dụng với nhiều loại vật liệu khác nhau. Thông thường thì tùy theo điều kiện mà bệnh nhân sẽ lựa chọn loại vật liệu phù hợp với bản thân. Trong đó, có thể kể đến các loại vật liệu sử dụng để thực hiện trám răng phổ biến như:

Trám răng bằng Xi – măng silicat

Trám răng bằng Xi – măng silicat

  • Trám răng bằng Xi – măng silicat: Đây chính là loại vật liệu đã có từ khá lâu và với ưu điểm dễ sử dụng và có màu sắc khá giống với răng thật. Tuy nhiên, nhược điểm của loại vật liệu này đó chính là là khả năng chịu lực và chống mòn kém. Do đó, chỉ dùng để hàn cổ răng.

    Trám răng bằng Amalgam

    Trám răng bằng Amalgam

  • Trám răng bằng Amalgam: Amalgam là một loại vật liệu được cấu tạo từ hỗn hợp các phần tử kim loại như thủy ngân, bạc, kẽm,đồng… Loại vật liệu này có thể dễ dàng sử dụng, khả năng chịu lực tốt. Vậy nên chúng thường được dùng để trám các lỗ sâu răng lớn. Hoặc có thể được sử dụng để trám các răng có chức năng ăn nhai chính bị tổn thương.