Ghép nướu là gì?
Ghép nướu chính là một loại phẫu thuật nha khoa được thực hiện nhằm để khôi phục lại lớp mô nướu bao bọc chân răng. Đây là một phẫu thuật nhanh chóng và có kỹ thuật tương đối đơn giản. Phương pháp này giúp hoàn thiện lại tính thẩm mỹ khi nướu bị teo, tụt nướu, viêm nướu.
Ghép nướu là gì?
Ghép nướu là một thủ thuật nha khoa để có thể khắc phục tình trạng tụt nướu, viêm nướu, nướu bị teo, nha chu. Bạn cũng có thể lựa chọn ghép nướu để có thể cải thiện vẻ bề ngoài khi chân răng dài khi bị mất cân đối. Nếu như khi đến nha khoa, bạn được chỉ định ghép nướu thì đừng quá lo lắng. Bởi vì đây chỉ là một tiểu phẩu chỉ mất từ 10 – 20 phút thực hiện. Và sẽ tùy mức độ thiếu hụt mô ở mỗi vị trí răng.

Ghép nướu là một thủ thuật nha khoa để có thể khắc phục tình trạng tụt nướu, viêm nướu, nướu bị teo, nha chu
Một số người lựa chọn ghép nướu vì lý do thẩm mỹ, chẳng hạn như để có nụ cười đẹp hơn. Trong khi đối với những người khác thì việc ghép nướu là cần thiết để bảo vệ phần răng bị hở khỏi bị hư hại do tụt lợi.
Cách nhận biết tình trạng cần phải thực hiện ghép nướu:
Chân răng bị lộ ra ngoài không chỉ trông mất thẩm mỹ mà còn có thể gây ra tình trạng ê buốt răng. Đặc biệt là khi ăn thức ăn nóng hoặc là thức ăn lạnh. Nướu bị tụt hoặc teo lại do các mảng bám thực ăn tích tụ lâu ngày. Và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và tấn công men răng. Đây chính là những tác nhân chính gây nên các bệnh như hôi miệng, sâu răng, viêm nướu, nha chu.

Chân răng bị lộ ra ngoài không chỉ trông mất thẩm mỹ
Tình trạng bệnh lý sẽ diễn ra từ từ vậy nên nhiều người thậm chí còn không nhận thấy rằng nướu của họ đã bị tụt. Tuy nhiên, theo thời gian thì chân răng lộ bị ra ngoài không chỉ trông mất thẩm mỹ. Mà nó còn có thể gây ê buốt răng, đặc biệt là khi ăn thức ăn nóng hoặc lạnh. Cuối cùng, tụt nướu nếu như không được điều trị thì có thể gây mất răng
3 loại ghép nướu thường được thực hiện ở hiện nay

Ghép nướu có thể khắc phục được tình trạng tụt nướu
-
Ghép nướu mô liên kết
Đây là phương pháp phổ biến nhất được sử dụng để điều trị tận gốc chứng tụt nướu. Trong quá trình phẫu thuật, một vạt da được cắt ở vòm miệng và mô dưới nắp, được gọi là mô liên kết dưới biểu mô. Chúng được lấy ra và được khâu lại với mô nướu bao quanh chân răng lộ ra ngoài. Đặt vạt và khâu lại kết thúc nhanh quá trình tiểu phẩu.
2. Ghép nướu tự do
Tương tự như ghép mô liên kết, ghép nướu tự do bao gồm việc sử dụng mô từ vòm miệng. Nhưng thay vì tạo vạt và loại bỏ mô dưới lớp thịt trên cùng, một lượng nhỏ mô được lấy trực tiếp từ vòm miệng và sau đó gắn vào vùng nướu đang được điều trị. Phương pháp này được sử dụng thường xuyên nhất ở những người mới bắt đầu có nướu mỏng và cần thêm mô để mở rộng nướu.
3. Ghép cuống nướu
Thủ thuật này khác thay vì lấy mô từ vòm miệng, nó được ghép từ nướu xung quanh hoặc gần răng cần sửa chữa. Thủ thuật này chỉ có thể được thực hiện ở những người có nhiều mô nướu gần răng. Cuống chỉ bị cắt đi một phần để một cạnh vẫn còn dính lại. Sau đó, nướu sẽ được kéo lên hoặc xuống để che đi phần chân răng lộ ra ngoài và khâu vào đúng vị trí. Đôi khi, các protein kích thích mô được sử dụng để hỗ trợ tăng cường khả năng phát triển xương và mô tự nhiên của cơ thể.